Cách trồng dâu tây trong thùng xốp cực đơn giản

Rất nhiều người bị mê hoặc bởi vẻ ngoài xinh xắn, dễ thương của quả dâu tây khi chín mọng cùng hàm lượng dinh dưỡng mà nó mang lại. Đây là loại cây rất hữu ích và đặc biệt là rất dễ trồng. Mặc dù cây dâu tây ưa khí hậu lạnh nhưng bạn hoàn toàn có có thể trồng được tại nhà. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng dâu tây trong thùng xốp đơn giản mà lại rất hiệu quả.

Những đặc điểm của cây dâu tây

cách trồng dâu tây trong thùng xốp

Trước hết, chúng ta cần biết được những đặc điểm của cây dâu tây để có những phương án trồng và chăm sóc phù hợp với cây.

Dâu tây có tên khoa học là Fragaria ananassa và nó xuất xứ từ châu Âu vào khoảng thế kỷ thứ 18. Là loại cây lâu năm, thân thảo, quả dâu tây có màu đỏ tươi ngọt ngào, bắt mắt. Quả dâu tây mọng nước khi ăn bạn sẽ cảm nhận được quả dâu có vị chua lẫn vị ngọt và mùi thơm rất đặc biệt.

Yêu cầu điều kiện sống cây dâu tây

Nhiệt độ

cách trồng dâu tây trong thùng xốp

Nhiệt độ từ 18 – 22°C là nhiệt độ thích hợp để cây dâu tây sinh trưởng và phát triển. Biên độ nhiệt trong ngày có sự phân hóa lớn cũng tạo điều điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và chất lượng quả dâu tây. Thời kỳ cây phân hóa chồi non và ra hoa cần nhiệt độ thoáng mát từ 15 – 24°C, thời kỳ hình thành trái cần biên độ nhiệt ngày đêm cao sẽ cho quả nhiều, nhiệt độ ngày từ 20 – 25°C, nhiệt độ ban đêm 10 – 15°C cây sẽ cho nhiều trái.

Ánh sáng

Cũng giống như những loại cây khác ánh sáng là điều kiện cần thiết cho cây dâu tây sinh trưởng và phát triển, cường độ ánh sáng mạnh thì cây mới sinh trưởng và phát triển mạnh, còn trong điều kiện thiếu ánh sáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc ra hoa kết quả của cây. 

Độ ẩm và nước

Do xuất xứ từ Châu Âu nên dâu cây cần độ ẩm cao lên đến 84%, mặc dù vậy nhưng trong điều kiện mưa kéo dài sẽ rất dễ gây bệnh cho cây.

cách trồng dâu tây trong thùng xốp

Yêu cầu về đất

Dâu tây là loại cây thích hợp với loại đất trung tính có độ pH 6 – 7, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Điều kiện đất và môi trường như vậy sẽ giúp cây dâu tây phát triển tốt và toàn diện, đạt năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch quả.

Hướng dẫn cách trồng dâu tây trong thùng xốp đơn giản nhất

Bước 1: Chuẩn bị

  • Hạt giống: Dâu tây có nhiều loại giống khác nhau như; Mỹ, Nhật,Úc hay New Zealand nhưng tốt nhất là chọn dâu New Zealand hoặc dâu Nhật bởi chúng thích hợp với trồng chậu hoặc thùng xốp.
  • Đất: Nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và trộn thêm phân hữu cơ và xơ dừa, trấu để đất tơi xốp và giữ ẩm tốt hơn cho đất.
  • Thùng xốp: Dâu tây thích nghi tốt và phát triển mạnh mẽ trong thùng xốp với khoảng cách tối thiểu giữa các cây 12 – 15cm, lý tưởng nhất là 20cm. Đặc biệt, thùng xốp phải có lỗ thoát nước tốt.

Bước 2: Gieo hạt

cách trồng dâu tây trong thùng xốp

  • Ngâm hạt giống dâu tây khoảng 10 phút trong nước lạnh, sau đó để ráo nước từ 15 – 30 phút, 
  • Trộn đất cho thật tơi chú ý độ ẩm, gieo hạt giống thật điều tay.
  • Mỗi ngày tưới một lần vào buổi sáng, chú ý độ ẩm vừa và đặc biệt không tưới vào buổi tối sẽ rất dễ gây thối hạt.
  • Sau khi gieo hạt khoảng 3 tuần là hạt nảy mầm.Trong vài ngày đầu không nên bón phân hoặc di chuyển chậu, chỉ tưới nước bình thường, khi cây phát triển khoảng 3 – 4cm thì lúc này hãy bón một ít phân.

Bước 3: Trồng cây

  • Khi dâu tây phát triển thành cây non thì chúng ta sẽ tiến hành tách chúng ra mỗi cây trong thùng cách nhau 20cm chú ý không làm đứt rễ non hoặc làm tổn thương đoạn sát rể.
  • Khi trồng lưu ý không vùi cây quá sâu sẽ gây thối rễ, không trồng cây quá cao lộ rễ sẽ gây bệnh cho cây.
  • Sau khi trồng xong có thể phủ một lớp rơm lên bề mặt để giữ ẩm cho đất cũng như ngăn côn trùng gây hại.

Bước 4: Chăm sóc

cách trồng dâu tây trong thùng xốp

Dâu tây là loại cây ưa ẩm nền chỉ cần nắng một buổi trong ngày là đủ. Để cây phát triển tốt nhất, bạn nên trồng ở nơi chỉ có nắng trực tiếp vào nửa ngày. Vì thế cần tránh để dâu tây tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp nguyên cả ngày. Tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày vào sáng và chiều khi hết nắng. Không tưới buổi trưa khi trời đang nắng.

Lưu ý: Khi tưới nước tưới đều ẩm đất, sử dụng các nguồn nước sạch để tưới cho cây nhằm tránh sâu bệnh, tránh tưới nhiều nước đất úng làm chết cây.

Bước 5: Thu hoạch

  • Ở giai đoạn này, bạn nên thường xuyên tỉa những lá và trái có sâu bệnh, thiếu nắng hay dị dạng để đảm bảo quả lớn đều.
  • Nên thu hoạch dâu tây vào lúc nắng nhẹ như vào buổi sáng hoặc xế chiều để giữ cho trái được tưới.
  • Không nên dùng dao kéo hay mong tay để hái trái, dùng ngón tay bấm nhẹ vào cuống dâu là được.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về cách trồng dâu tây trong thùng xốp. Nó vừa đơn giản, dễ làm vừa mang lại không gian lý tưởng cho sân vườn của bạn. Đặc biệt là bạn sẽ được thưởng thức những quả dâu tây đỏ mọng, thơm lừng, nhiều dưỡng chất và rất an toàn do chính tay mình tạo ra. Chúc các bạn thành công!

Các loại rau trồng trong bóng râm bạn nên biết

Rau là loại thực vật được trồng phổ biến bởi sự dễ dàng trong việc trồng trọt và được nhiều người tiêu thụ vì những tác dụng có lợi cho sức khỏe từ các loại rau. Hiện nay, rau ăn được rất đa dạng về chủng loại và được phân loại dựa trên theo tiêu chí, đặc điểm khác nhau. Một trong số những tiêu chí đó là khả năng hấp thụ ánh sáng, dựa trên tiêu chí này có thể phân loại rau thành nhóm rau ưa ánh sáng và nhóm rau chuộng bóng râm. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc các loại rau trồng trong bóng râm, để góp phần giúp cho không gian vườn nhà thêm phần đa dạng.

các loại rau trồng trong bóng râm

Các loại rau trồng trong bóng râm – Xà lách

Là một loại rau khá phổ biến trong menu ẩm thực của nhiều người, bởi xà lách có thể ăn kèm với rất nhiều món làm tăng thêm khẩu vị cho người ăn. Ngoài ra, xà lách còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp tổng hợp nên các chất gia tăng đề kháng và năng lượng cho cơ thể.

Súp lơ – Rau trồng trong bóng râm

các loại rau trồng trong bóng râm

Súp lơ là loại rau cũng được nhiều người rất ưa chuộng bởi hương vị dễ ăn, cũng như có thể được dùng chế biến thành rất nhiều món ăn. Súp lơ hay còn gọi là bông cải trắng sẽ được lấy phần đầu hoa khi đến kì thu hoạch tầm 2 đến 4 tháng khi bắt đầu gieo hạt tùy vào loại giống bạn chọn.

Đậu đũa, đậu hà lan

Là loại thực vật giàu chất xơ và các thành phần dinh dưỡng khác, là một sự lựa chọn hoàn hảo cho không gian vườn rau nhà bạn. Đặc biệt với đặc tính ưa bóng râm, không cần nhiều ánh sáng và dễ trồng, tốn ít công chăm sóc. Có thể thu hoạch sau 1 – 2 tháng gieo trồng.

Các loại rau trồng trong bóng râm – Bắp cải

các loại rau trồng trong bóng râm

Bắp cải là cây trồng ưa bóng râm phổ biến, thích hợp không gian mát mẻ, phát triển thành những tán lá có đầu tròn quấn chặt với nhau. Có thể dùng bắp cải để chế biến các món salad trộn, xào với thịt, tôm hoặc có thể muối chua lên men như kim chi, cải chua,…Có thể đợi đến kích thước sau 2 đến 3 tháng là có thể thu hoạch và sử dụng.

Cà rốt – Rau trồng trong bóng râm

Cũng là một trong các loại rau trồng trong bóng râm, cà rốt là loại thực phẩm giàu Vitamin A hàng đầu trong các loại thực phẩm, giúp hỗ trợ thị lực mắt bởi sự bổ ích thành phần dinh dưỡng mang lại. Cà rốt là loại rau củ mà bạn nên trồng trong không gian vườn nhà mình bởi nó không làm bạn phải mất quá nhiều công chăm sóc mà lại thu được thành quả vô cùng chất lượng. Tầm 2 – 3 tháng là bạn có thể bứng cây khỏi đất và lấy củ để chế biến món ăn.

Củ cải trắng

các loại rau trồng trong bóng râm

Cũng giống như cà rốt, củ cải trắng là loại rau lấy củ vẫn có thể tăng trưởng tốt ngay cả trong bóng râm và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Mặc dù bóng râm cũng có thể làm ảnh hưởng đến kích thước của củ nhưng lá cây vẫn có thể đảm bảo độ tươi tốt.

Thời điểm thu hoạch thích hợp khoảng 1 tháng đối với rau xanh và 2 tháng đối với rễ (củ). Bạn có thể cắt một hoặc hai thân cây mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của củ. Kích thước phù hợp khi chúng có đường kính khoảng 4-5cm.

Rau mùi, ngò rai, mùi tây

Là một trong những loại rau sử dụng làm gia vị phổ biến trong gian bếp của mỗi gia đình. Bạn sẽ biết rằng, rau mùi, ngò rai, mùi tây thường được trồng dưới gốc các cây lớn, trong các chậu cây. Điều đó cho thấy rằng chúng là các loại rau ưa bóng râm. Vì thế việc trồng và thu hoạch loại rau này là vô cùng đơn giản.

Các loại rau trồng trong bóng râm – Lá lốt

các loại rau trồng trong bóng râm

Lá lốt được coi là loại rau phổ biến ở các nước Châu Á, chúng có thể được trồng trong điều kiện ánh sáng bị hạn chế tối đa như ở trong rừng rậm hoặc dưới những tán cây to, nơi bóng râm. Cách trồng cũng vô cùng đơn giản, nếu bạn có thể mua được cả cành ở chợ, bạn có thể thực hiện nhân giống loại rau thơm này ngay tại gia bằng cách ghim cành vào trong đất và cho chúng tự phát triển mà không cần chăm sóc gì quá nhiều.

Hẹ – Rau trồng trong bóng râm

  Cây hẹ ngoài tác dụng làm nguyên liệu cho các món canh, xào thì còn có thể được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh thông dụng như cảm cúm, ho, … Cây có thể sinh trưởng trong mọi điều kiện thời tiết kể cả khu vực bóng râm, nên bạn có thể trồng giống rau này quanh năm tại trong nhà

Hành tây và tỏi tây

Tỏi tây và hành tây là hai giống cây có cùng họ hàng thực vật nhau. Tuy nhiên, tỏi tây có hương vị nhẹ và ngọt hơn so với hành tây. Ngoài ra Một điểm khác biệt nữa giữa hai loại cây này đó là hành tây là loại rau tạo củ, còn tỏi tây thì không.

các loại rau trồng trong bóng râm

Hành tây có thể thời gian thu hoạch tầm 1 – 3 tháng sau khi trồng, còn với tỏi tây thì thời gian thu hoạch cũng tầm 3 tháng và tốt nhất nên trồng và thu hoạch vào mùa thu để cây có thời điểm sinh trưởng tốt nhất.

Ngoài ra, bạn đọc cũng cần lưu ý các loại rau, củ trên đây tuy là có khả năng phát triển, thích ứng trong bóng râm, nhưng với bất kì loại thực vật nào thì để thu hoạch với sản lượng và chất lượng tốt nhất thì cũng nên cho chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời với thời gian thích hợp , cũng như quan tâm đến các yếu tố khác như nước, phân bón, sâu bệnh,…để chúng phát triển tốt nhất.

Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn có những sự lựa chọn đối với các loại rau trồng trong bóng râm thích hợp cho khu vườn nhà của mình để có những buổi cơm với gia đình thật đầy đủ dinh dưỡng.  

Hướng dẫn cách trồng cây đu đủ trong chậu

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỗi chúng ta đều muốn dành cho mình những không gian thư giãn sau những ngày giờ làm việc căng thẳng. Và đa số người chọn cho mình một không gian xanh với nhiều cây cối làm nơi “giải trí”. Và hình thức trồng cây trong chậu, trong thùng xốp bắt đầu được thực hiện và thu lại được nhiều sự tích cực để giải quyết vấn đề muốn trồng cây nhưng diện tích đất hạn chế. Trong số các loại cây được trồng trong chậu thì cây đu đủ trở nên phổ biến bởi sự dễ dàng trong cách trồng và còn thu lại được giá trị từ quả của cây. Qua bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc cách trồng cây đu đủ trong chậu, để bạn có thêm nhiều sự lựa chọn cho không gian vườn của mình.  

Sơ nét về cây đu đủ

CÁCH TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ TRONG CHẬU

Cây đu đủ hiện đang là loại cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được ưa chuộng trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Với khả năng thích ứng cao với môi trường, cũng như những thành phần dinh dưỡng có trong trái đu đủ rất dồi giàu nên khiến loại cây này được trồng nhiều trong sân vườn của mỗi người dân Việt Nam.

Quả của cây đu đủ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là chất Beta-carotene giúp tổng hợp nên Vitamin A, có tác dụng ngăn ngừa một số căn bệnh liên quan đến ung thư và rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Cách trồng cây đu đủ trong chậu

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cần thiết

CÁCH TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ TRONG CHẬU

Chậu cây

Bạn nên chọn loại chậu to nhưng nên phù hợp với không gian dự tính đặt cây đu đủ của mình. Bạn có thể tham khảo cỡ chậu có đường kính tầm 60cm, cao tầm 45 cm, với kích thước chậu cỡ này sẽ giúp cây đu đủ sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, dưới đáy chậu phải có lỗ để giúp cây thoát nước tốt hơn.

Đất trồng

Tùy vào từng khu vực địa phương, tập quán trồng trọt và cả sở thích mà mỗi người có một “công thức” tạo đất trồng khác nhau. Các bạn có thể tham khảo việc trộn đất thịt với các loại hỗn hợp giàu chất hữu cơ khác như: tro, trấu, phân gà, phân bò, xơ dừa,…để cho ra loại đất trồng giàu dinh dưỡng cho cây đu đủ. Nếu có thời gian, bạn có thể ủ đất từ 10 – 15 ngày trước khi trồng sẽ giúp đất xốp và chất lượng hơn.

Giống cây

CÁCH TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ TRONG CHẬU

Nếu bạn mua hạt để bắt đầu ươm trồng thì cần lưu ý chọn mua hạt giống ở các cửa hàng giống cây uy tín, hạt giống cây đu đủ có màu đen khi thả vào nước thì nó sẽ chìm, lúc đó những hạt này mới đảm bảo phát triển thành cây trong quá trình ươn.

Còn nếu bạn bắt đầu với việc trồng từ cây giống thì nên chọn cây với rễ dày dạng chùm, màu lá xanh đậm, gốc to hơn ngọn, dáng hơi nghiêng, cao tầm 15 – 20 cm thì đây là dáng cây đu đủ có tỉ lệ sinh trưởng tốt.

Bước 2: Tiến hành trồng cây đu đủ trong chậu

Sau công đoạn chuẩn bị các vật dụng cần thiết, bạn tiến hành cách trồng cây đu đủ trong chậu thông qua việc phủ một lớp đất vào trong chậu cây, tầm 1/3 chậu.

Sau đó cho cây giống đã được ươm từ hạt hoặc cây giống mua trực tiếp ngoài cửa hàng cho vào chậu, lưu ý nên cố gắng giữ cho bầu cây được trọn vẹn khi cho cây vào chậu.

CÁCH TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ TRONG CHẬU

Tiếp theo cho phần đất trồng vào xung quanh cây giống và phủ đầy không gian chậu, cố gắng cho đất vào cùng với việc giúp giữ cho cây ở vị trí cố định, nhưng đừng nên nén đất quá chật vì nó thể sẽ làm cho cây bị bí trong quá trình tưới nước.

Cuối cùng, tưới một lượng nước vừa đủ vào chậu khi cây đu đủ đã được cố định, để đất được tơi xốp và giúp cây tiếp nước làm quen với môi trường đất mới.

Bước 3: Chăm sóc và thu hoạch

Sau khi thực hiện cách trồng cây đu đủ trong chậu, thì giai đoạn chăm sóc cây cùng cần được quan tâm, Nên cố gắng che chắn bóng râm tốt cho cây khi thời tiết nắng gay gắt, cũng như gia cố vị trí cho cây khi gặp phải mưa lớn. Bón phân vi sinh định kỳ tầm 15 ngày một lần để giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.  

CÁCH TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ TRONG CHẬU

Tùy vào giống cây, sau 5 – 6 tháng cây đu đủ sẽ cho ra hoa, lúc này các bạn có thể mua thêm các loại phân bổ trợ như kali, lân, phân hữu cơ vi sinh,.. để cung cấp thêm dưỡng chất giúp cây phát triển tốt nhất. Tầm 9 tháng là cây đu đủ sẽ cho ra trái và bạn có thể tiến hành thu hoạch, tận hưởng thành quả lao động của mình.  

Một số lưu ý khi trồng cây đu đủ trong chậu

Cây đu đủ là loại cây ưa nước nhưng rất dễ bị úng. Nên bạn phải lưu ý lượng nước tưới phù hợp và thường xuyên kiểm tra tình trạng thoát nước của cây trong chậu.

Là loại cây dạng rễ chùm, rễ đâm ngang nhiều, không sâu, nên cần gia cố cây cho vững chắc, hoặc đặt cây ở vị trí hạn chế gió. Vì vậy việc sắp xếp vị trí đặt cây cũng cần lưu ý.

Cây đu đủ cũng dễ mắc các mầm sâu bệnh như rệp sáp, nhện đỏ, xoăn lá,..nên việc phát hiện sớm và kịp thời các mầm bệnh sẽ giúp bạn bảo vệ cây tốt hơn.

Trên đây là những nội dung xoay quanh cách trồng cây đu đủ trong chậu, với các nội dung khái quát này, rất mong sẽ giúp các bạn có được những chậu cây đu đủ thật chất lượng để thu về được nhiều niềm vui cho bản thân và gia đình. 

Cách diệt ốc sên nhỏ ăn rau đơn giản mà hiệu quả

Chúng ta rất dễ thấy sự xuất hiện của ốc sên trên các đồng ruộng hay trong các khu vườn. Sở dĩ ốc sên thường xuất hiện ở những khu vực này là vì chúng là loài chuyên ăn lá đặc biệt là các mầm lá non. Đáng nói là chúng có khả năng phá hoại mùa màng, tàn phá vườn rau với tốc độ rất nhanh. Vì thế cần phải có phương pháp hiệu quả và kịp thời để ngăn chặn cũng như tiêu diệt chúng. Hôm nay, chúng tôi sẽ mách bạn cách diệt ốc sên nhỏ ăn rau đơn giản mà hiệu quả để bạn có thể bảo vệ tốt vườn rau của mình.

Đặc tính nổi bật của ốc sên

cách diệt ốc sên nhỏ ăn rau

Để diệt ốc sên hiệu quả và nhanh chóng bạn phải nắm được những đặc tính cơ bản của nó. Ốc sên là loài động vật thân mềm thuộc họ Achatinidae có rất nhiều chủng loại nhưng phổ biến nhất là ốc sên hoa. Dưới đây là các đặc điểm nhận biết chúng:

  • Thân mềm, có vỏ to và dày bao bọc bên ngoài. Đầu có 2 râu (xúc tu) và toàn thân liền trong vỏ và được bao bọc bởi một lớp nhầy. 
  • 2 mắt của ốc sên ở 2 đỉnh râu cảm nhận bằng mùi.
  • Chúng thích sống ở những nơi ẩm ướt và thường hoạt động vào ban đêm. Ban ngày ốc sên ẩn nấp rất kỹ trong các bụi cây, hốc gây hay trốn dưới đất và bắt đầu kiếm ăn vào ban đêm.
  • Ốc sên có thể ngủ trong nhiều tháng vào mùa khô, nhưng chỉ cần xuất hiện một cơn mưa rào thì chúng sẽ tỉnh giấc và hoạt động bình thường trở lại.
  • Đặc biệt, tốc độ sinh trưởng và sinh sản của ốc sên là vô cùng nhanh, nhất là vào mùa mưa.

Tác hại của ốc sên

cách diệt ốc sên nhỏ ăn rau

Ốc sên gây hại cho nhiều loại thực vật đặc biệt là các loại rau lá. Món ăn ưa thích nhất của chúng là những mầm lá non xanh mơn mởn. Ngoài ra, chúng có thể cắn đứt rễ và đọt non của các cây con. Làm cho cây chậm phát triển và tạo điều kiện cho các mầm bệnh xâm nhập vào các vết thương mà chúng gây ra trên cây.

Đối với cây non, lại càng nguy hiểm hơn khi những cây non mới nảy mầm đã bị chúng ăn trụi làm cây không mọc được. Chỉ trong một đêm chúng có thể càn quét hết cả vườn rau của bạn. Vì thế cần phải phòng trừ và tiêu diệt tận gốc ốc sên.

Cách diệt ốc sên nhỏ ăn rau với nguyên liệu tự nhiên, an toàn

Loại trừ ốc sên bằng bia

cách diệt ốc sên nhỏ ăn rau

Cách diệt ốc sên nhỏ ăn rau bằng bia rất được bà con ưa chuộng bởi nó đơn giản, dễ làm nhưng mang lại hiệu quả cao. Bạn lấy một chiếc bát, đĩa hoặc chậu bỏ, đổ bia vào và để trong vườn qua đêm. Mùi thơm của bia sẽ thu hút ốc sên bò đến. Sau đó, chúng sẽ bị ngộ độc bởi chất cồn của bia vào rơi xuống và “chết đuối”.

Diệt ốc sên bằng vôi bột

Sử dụng vôi bột nông nghiệp (không phải vôi dùng trong xây dựng) để đảm bảo an toàn cho cây trồng. Bạn chỉ cần rắc (rải) một lớp vôi bột mỏng lên bề mặt đất trồng gần gốc cây. Rải đều đặn 2 đến 3 lần một tháng đảm bảo ốc sên sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng.

Diệt ốc sên ăn rau bằng cà phê

Cà phê là một loại nguyên liệu nồng mùi, có khả năng xua đuổi và tiêu diệt ốc sên. Lấy nước cà phê nguội xịt hoặc phun trực tiếp lên lá cây, gốc cây. Còn bã cà phê bạn không nên bỏ đi, mà hãy lấy rắc xung quanh gốc cây để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho đất trồng.

Trị ốc sên với vỏ trứng gà

cách diệt ốc sên nhỏ ăn rau

Vỏ trứng khi bỏ đi có thể tận dụng lại để nghiền thành những mảnh vụn nhỏ và rắc đều quanh gốc cây. Các cạnh sắc nhọn của vụn vỏ trứng sẽ tác động lên phần thân mềm của ốc sên gây ức chế sự di chuyển của chúng. Vì thế ốc sên sẽ tránh, không bò qua lớp vụn vỏ trứng để gây hại cho cây. Mặc khác, trong vỏ trứng có chứa canxi – chất dinh dưỡng rất tốt cho cây.

Vỏ trứng nghiền nhỏ có thể ngăn ốc sên

Diệt ốc sên với các phương pháp thủ công đơn giản

Trồng các loại cây rau xua đuổi ốc sên

Bạn hãy thử trồng thêm trong vườn rau của mình các loại cây khiến ốc sên khó chịu và không đến gần. Một vài loại rau có mùi hương, vị và chất giúp đuổi được ốc sên như: bạc hà, gừng, hương thảo, hành, tỏi, mầm cải xanh, rau thơm, húng quế v.v,… Tuy nhiên, cách này chỉ làm hạn chế ốc bò đến cạnh cây rau chứ không thể ngăn chặn được triệt để ốc sên. 

Thường xuyên cuốc, xới đất trồng

cách diệt ốc sên nhỏ ăn rau

Ốc sên thường đẻ trứng trên đất và sinh sôi ở những nơi ẩm thấp. Do đó, bạn nên thường xuyên cuốc, xới đất trồng để kịp thời phát hiện và diệt ốc sên ngay từ trong trứng. 

Đối với các bạn ở thành phố, trồng rau trên sân thượng hay ban công thì nên thường xuyên dọn dẹp và kê cao các khay, chậu lên để tránh tạo nơi sinh sản cho ốc sên.

Giữ vườn rau khô thoáng

Ốc sên là loài rất ưa ẩm nên giữ vườn khô thoáng là một cách ngăn ngừa ốc hiệu quả. Để thực hiện nó, bạn nên tưới cây vào giữa buổi sáng để đất trồng khô trước khi đêm xuống.

Điều này có thể làm giảm sự xuất hiện của ốc sên đến 80%.

Một số thuốc đặc trị ốc sên hiệu quả

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc đặc trị ốc sên hiệu quả như: bả diệt ốc sên Tatoo, thuốc diệt ốc sên Bolis, Toxbait, Deadline Bullet, Map Passion, Tomahawk 4G, MOI OC 6H, …

Bạn có thể dễ dàng mua các loại thuốc này ở các quầy thuốc nông nghiệp, bảo vệ thực vật hay trên các trang thương mại điện tử.

Tóm lại, ốc sên là khắc tinh hàng hàng đầu của các loại rau và cây trồng. Với những cách diệt ốc sên nhỏ ăn rau hữu ích trên đây hy vọng bạn sẽ bảo vệ được tốt nhất cho vườn rau của mình

Cách ghép lan vào cây vú sữa hiệu quả nhất

Trong tự nhiên chúng ta có thể thấy lan mọc trên những cây gỗ to cao trong rừng nhưng vẫn phát triển rất tốt và sức sống vô cùng mãnh liệt. Vậy có bao giờ bạn nghĩ khi khai thác lan về ta nên ghép lan vào loại gỗ nào là tốt nhất không? Câu trả lời được nhiều người đồng ý nhất chính là cây vú sữa – một loại giá thể rất phổ biến cho việc trồng lan, đặc biệt là đối với lan rừng. Vì nó vừa đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lan vừa dễ chăm sóc và đặc biệt mang lại tính thẩm mỹ cao. Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách ghép lan vào cây vú sữa mang lại hiệu quả cao nhất cho những ai chưa biết sử dụng loại giá thể tuyệt vời này.

cách ghép lan vào cây vú sữa

Ưu điểm của việc ghép lan vào cây vú sữa

Dưới đây là những lý do khiến lan sống khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và ra hoa đẹp khi ghép vào cây vú sữa:

  • Thân cây vú sữa có độ bền rất cao, trung bình có thể sử dụng trong thời gian dài từ 3 đến 4 năm trở lên.
  • Một ưu điểm lớn nữa là thân cây vú sữa không chứa những chất chát và  mặn, là nguyên nhân chủ yếu gây teo, thun đầu rễ lan.
  • Cây thân gỗ không phải là môi trường tốt để nấm và bồ hóng phát triển, giảm tối đa bệnh tật cho cây lan như là (giảm khả năng quang hợp của cây làm cho cây sẽ còi cọc, chậm lớn, lâu ra lá và hoa).
  • Mang lại môi trường sống tự nhiên cho cây, tạo sự thoát mát cho rễ giúp cây phát triển nhanh chóng.

Những loại lan thích hợp trồng trên cây vú sữa

cách ghép lan vào cây vú sữa

Gỗ vú sữa có đặc tính khô ráo, thích hợp cho các loại lan cần sự khô ráo thoáng mát cho hệ rễ như các giống lan thuộc họ Hoàng Thảo: dã hạc, đơn cam, hoàng lạp, hạc vỹ, kim điệp và nhiều hơn nữa.

Điều kiện thích hợp cho việc trồng lan vào thân cây vú sữa

Như đã nói ở trên, do tính chất của gỗ vú sữa là có độ thông thoáng cao và đặc tính có phần khô ráo, điều này cũng đồng nghĩa với việc giá thể rất nhanh khô trong môi trường tự nhiên. Do đó việc ghép lan vào cây vú sữa cần môi trường có độ ẩm cao hoặc chủ nhà vườn có nhiều thời gian để chăm sóc tưới nước thường xuyên. Như vậy độ ẩm là điều kiện rất cần thiết cho lan phát triển tốt.

Hướng dẫn cách ghép lan vào cây vú sữa

Bước 1: Xử lý gỗ vú sữa trước khi trồng 

cách ghép lan vào cây vú sữa

Để sử dụng gỗ vú sữa hiệu quả trong trồng hoa lan thì trước tiên cần thực hiện tốt khâu xử lý vỏ như sau: lột bỏ phần vỏ bên ngoài của gỗ để tránh côn trùng sống ẩn nấp trong vỏ cây làm giá thể nhanh mục hoặc giá thể được sử dụng trong thời gian dài lớp vỏ sẽ bị bong tróc làm ảnh hưởng đến độ bám chặt của rễ lan.

Tiếp theo, rửa sạch gỗ và ngâm trong nước sạch vài ngày, hoặc chúng ta cũng có thể ngâm gỗ trong nước sạch pha vôi loãng  giúp diệt vi khuẩn và mầm bệnh như nấm, sâu đục thân, rong rêu, …

Sau khi ngâm, vớt gỗ ra và phơi từ 2 – 3 ngày cho thật ráo.

Bước 2: Xử lý giống

Cũng giống như những cách trồng thông thường, nhưng bạn nên chọn những cây lan có sức sống mãnh liệt, sung sức và hạn chế chọn những cây quá nhỏ hoặc kiệt sức. Vì trong thời gian đầu sẽ hơi khó chăm sóc hơn là việc chúng ta trồng lan bằng chậu như thông thường.

Tuy đã chọn những cây sung sức, và có sức sống mãnh liệt nhưng bạn cũng cần loại bỏ những phần cành, lá bị dập hoặc thối đi và cắt rể sát phần góc một chút việc này giúp cây kích thích rễ mới và nhanh bám vào gỗ hơn. 

Bước 3: Ghép lan vào thân gỗ vú sữa

cách ghép lan vào cây vú sữa

Dùng vải hoặc dây thun buộc vòng qua phần gốc của cây lan, buộc chặt với thân cây gỗ vú sữa để cố định cây vừa chặt lại vừa thân thiện với cây. Về sau khi rễ lan phát triển và bám chặt vào cây vú sữa thì những chiếc dây này sẽ tự mục và phân hủy. 

Lưu ý: Không nên dùng dây kẽm để cố định cây, vì lan không thích kim loại. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây sau này.

Bước 4: Tưới nước

Sau khi ghép cây xong, bạn không nên tưới nước ngay lúc đó mà hãy đợi đến hôm sau. Vì trong quá trình ghép cây sẽ để lại các vết xước trên thân cây, sau khi để một ngày những vết xước này đã cơ bản lành lại sẽ hạn chế được vi khuẩn và nấm bệnh xâm nhập làm hại cây. Lúc này bạn nên tưới thật đẫm vì là cây gỗ nên sẽ khô rất nhanh, mỗi ngày tưới một lần vào buổi chiều cho cây mọc rễ và phát triển bình thường.

cách ghép lan vào cây vú sữa

Lưu ý: Bạn cũng có thể tưới thuốc kích thích mọc rễ cho lan. Các bạn có thể dùng thuốc N3M hoặc B1 đều có tác dụng rất tốt.

Trên đây là những chia sẻ về cách ghép lan vào cây vú sữa mang lại hiệu quả cao và dễ dàng thực hiện ở nhà. Hy vọng bài viết này sẽ giúp người chơi lan có được những gốc lan tuyệt hảo. Và cuối cùng, không quên chúc bạn thành công với phương pháp này

Hướng dẫn cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu

Từ lâu, hoa mai đã trở thành nét đặc trưng của văn hóa Việt và đặc biệt là ở miền Nam. Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về thì những nụ hoa lại đua nhau bung nở nhuộm vàng cả một vùng quê như một lời chúc mừng năm mới. Rất nhiều người còn trồng mai vào chậu để trang trí cho ngôi nhà của mình cũng như hy vọng mang vào nhà nhiều may mắn, tốt lành cho năm mới. Thế nhưng trồng mai vào chậu thì chăm sóc có dễ không? Cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu như thế nào là đúng để cây hồi phục tốt và ra hoa đẹp? Tất cả sẽ được hướng trong bài viết dưới đây.

cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu

Những điều cần lưu ý khi trồng mai vào chậu

Xác định được tình trạng “sức khỏe” của cây mai

Đây là yếu tố khá quan trọng, cần được cân nhắc kỹ trước khi bứng mai vào trồng trong chậu. Khi bứng thường sẽ có nhiều tác động đến bộ rễ cũng như thay đổi môi trường sống của nó trước đó thế nên cần phải chọn cây khỏe mạnh, có sức sống tốt. Bên cạnh đó, cần  chọn cây phù hợp với điều kiện thời tiết và nhu cầu của người trồng.

Lựa chọn thời điểm thích hợp

Thời điểm tốt nhất để bứng mai vào chậu khoảng cuối tháng 10 âm lịch cho đến tháng 12 âm lịch. Vì đây là thời điểm mà cây mai rụng lá, ngừng ra tược non và không phát sinh thêm rễ cám. Bà con hay gọi đây là giai đoạn ngủ nghỉ của cây hay còn gọi là mùa ngừng sinh trưởng. Ngoài ra,thời gian này trời cũng đã hết mưa và điều kiện khí hậu nóng ẩm rất thích hợp để cây sinh sinh trưởng và phát triển tốt.

Đặc biệt lưu ý không nên bứng cây vào chậu vào thời gian sau tết vì đây là lúc cây ra lá mới sau mùa nở hoa. Bạn có thể bứng cây vào các khác tháng nhưng phải đợi lá cây có màu xanh đậm, dày và cần có chế độ chăm sóc đặc biệt chu đáo hơn.

cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu

Chọn đất trồng phù hợp

May mắn là loại cây này không quá kén đất trồng. Nó phát triển khá tốt trong nhiều loại đất như: đất thịt, đất cát pha, đất đỏ bazan, đất sét pha hay đất phù sa. Tuy nhiên, nếu muốn cây phát triển tốt nhất và đặc biệt là lúc mới bứng vào chậu thì nên chọn loại đất có thể thoát nước tốt vì cây mai không chịu được ngập úng.

Chọn vị trí thuận lợi cho cây

Mặc dù cây mai rất ưa nắng, kể cả ánh nắng trực xạ. Tuy nhiên, những cây mai vừa mới bứng vào chậu trong nửa tháng đầu nên để chậu ở chỗ có bóng râm mát mẻ thì chúng mới nhanh hồi phục. Sau đó mới cho chúng tiếp xúc với ánh nắng từ từ.

Cách xử lý cây mai mới bứng vào chậu

Chọn vị trí đặt cây

cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu

Sau khi bứng, bạn nên đặt ở chỗ râm mát và không nên tưới nước ngay mà chỉ nên xịt nước vào thân và lá cho “mát” cây thôi.

Đối với những cây lớn, nên để nguyên bầu đất vài tháng rồi hãy cho vào chậu và xử lý ngay bằng thuốc kích thích ra rễ. Còn với những cây nhỏ, chỉ cần để bầu đất ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh được mưa nắng và giữ đủ độ ẩm cho bầu đất.

Vệ sinh thân cây, loại bỏ mầm bệnh

Trước hết, bạn cần che kín bầu đất, đảm bảo nước không vào được. Sau đó, xịt nước ướt đều thân cây. Thực hiện chà rửa thân cây giúp cây sạch đẹp và loại bỏ nấm bệnh. Đồng thời, tạo điều tốt cho cây quang hợp và nảy chồi khi có đủ ánh sáng.

Xử lý rễ và vết cắt

Lúc này, bạn hạ thấp lớp đất xuống đến khi lộ nữa phần lưng trên mặt đất và nửa phần còn lại nằm trong đất. Tiếp theo, xịt nước ướt đều rễ, chà rửa nhẹ nhàng phần lưng trên của rễ. Sau khi rễ khô, đục và sửa lại vết cắt cho đẹp và tự nhiên. Cuối cùng, cần che mát và chống thấm nước cho cây bằng cách bôi thuốc kích thích tái tạo tế bào da và chất chống thấm lên mặt cắt rồi dùng giấy bạc che kín lại.

cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu

Trồng mai vào chậu

Từ từ mở bao bó bầu ra, đục gọn lại các vết cắt ở đầu rễ để rễ nhanh ra rễ cám. Bạn cứ để yên cây từ 5 – 10 tiếng và giữ cho rễ thật khô. Rồi lấy mụn dừa phủ kín cây và giữ ẩm cho bầu đất.

Phủ kín cây bằng mụn dừa

Giai đoạn này, bạn vẫn phải duy trì xịt nước để giữ độ ẩm cho cây và không được tưới quá nhiều nước. Để cây trong bóng mát khoảng 15 – 20 ngày cho cây phát triển bình thường, sau đó, từ từ đưa cây ra nắng.

Cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu tốt nhất

Cung cấp chất dinh dưỡng 

Sau khi bứng cây mai vào chậu, bạn cần bổ sung thêm 2g thuốc kích rễ với 2ml Vitamin B1 pha với 1 lít nước sạch, phun đều và tưới vào gốc cây.  Trong khi tưới, nén nhẹ để gốc không lung lay. Làm như vậy 7 ngày/lần để cây có đủ dinh dưỡng.

Cung cấp nước hợp lý

cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu

Nên dùng nước sạch tự nhiên để tưới cho cây và chỉ cần tưới 1 lần cho khoảng 2 – 3 ngày là được

Cung cấp nước hợp lý cho cây

Lưu ý thêm về các yếu thời tiết, khí hậu

Đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để hạn chế việc cây mất nước, khô đầu các cành mới cắt và đặc biệt là rễ khô héo không ra rễ con.

Bảo vệ cây trước thời tiết xấu, đảm bảo cây không bị đổ, ngã ảnh hưởng đến rễ.

Không bón phân cho cây trong tháng đầu khi mới bứng vào chậu.

Mai mới bứng vào chậu sẽ rất yếu nên cần phải chăm sóc thật kỹ để đảm bảo cho cây phục hồi và phát triển tốt. Hy vọng những chia sẻ về cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu này sẽ giúp ích cho bạn