Cách trồng dâu tây trong thùng xốp cực đơn giản

Rất nhiều người bị mê hoặc bởi vẻ ngoài xinh xắn, dễ thương của quả dâu tây khi chín mọng cùng hàm lượng dinh dưỡng mà nó mang lại. Đây là loại cây rất hữu ích và đặc biệt là rất dễ trồng. Mặc dù cây dâu tây ưa khí hậu lạnh nhưng bạn hoàn toàn có có thể trồng được tại nhà. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng dâu tây trong thùng xốp đơn giản mà lại rất hiệu quả.

Những đặc điểm của cây dâu tây

cách trồng dâu tây trong thùng xốp

Trước hết, chúng ta cần biết được những đặc điểm của cây dâu tây để có những phương án trồng và chăm sóc phù hợp với cây.

Dâu tây có tên khoa học là Fragaria ananassa và nó xuất xứ từ châu Âu vào khoảng thế kỷ thứ 18. Là loại cây lâu năm, thân thảo, quả dâu tây có màu đỏ tươi ngọt ngào, bắt mắt. Quả dâu tây mọng nước khi ăn bạn sẽ cảm nhận được quả dâu có vị chua lẫn vị ngọt và mùi thơm rất đặc biệt.

Yêu cầu điều kiện sống cây dâu tây

Nhiệt độ

cách trồng dâu tây trong thùng xốp

Nhiệt độ từ 18 – 22°C là nhiệt độ thích hợp để cây dâu tây sinh trưởng và phát triển. Biên độ nhiệt trong ngày có sự phân hóa lớn cũng tạo điều điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và chất lượng quả dâu tây. Thời kỳ cây phân hóa chồi non và ra hoa cần nhiệt độ thoáng mát từ 15 – 24°C, thời kỳ hình thành trái cần biên độ nhiệt ngày đêm cao sẽ cho quả nhiều, nhiệt độ ngày từ 20 – 25°C, nhiệt độ ban đêm 10 – 15°C cây sẽ cho nhiều trái.

Ánh sáng

Cũng giống như những loại cây khác ánh sáng là điều kiện cần thiết cho cây dâu tây sinh trưởng và phát triển, cường độ ánh sáng mạnh thì cây mới sinh trưởng và phát triển mạnh, còn trong điều kiện thiếu ánh sáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc ra hoa kết quả của cây. 

Độ ẩm và nước

Do xuất xứ từ Châu Âu nên dâu cây cần độ ẩm cao lên đến 84%, mặc dù vậy nhưng trong điều kiện mưa kéo dài sẽ rất dễ gây bệnh cho cây.

cách trồng dâu tây trong thùng xốp

Yêu cầu về đất

Dâu tây là loại cây thích hợp với loại đất trung tính có độ pH 6 – 7, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Điều kiện đất và môi trường như vậy sẽ giúp cây dâu tây phát triển tốt và toàn diện, đạt năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch quả.

Hướng dẫn cách trồng dâu tây trong thùng xốp đơn giản nhất

Bước 1: Chuẩn bị

  • Hạt giống: Dâu tây có nhiều loại giống khác nhau như; Mỹ, Nhật,Úc hay New Zealand nhưng tốt nhất là chọn dâu New Zealand hoặc dâu Nhật bởi chúng thích hợp với trồng chậu hoặc thùng xốp.
  • Đất: Nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và trộn thêm phân hữu cơ và xơ dừa, trấu để đất tơi xốp và giữ ẩm tốt hơn cho đất.
  • Thùng xốp: Dâu tây thích nghi tốt và phát triển mạnh mẽ trong thùng xốp với khoảng cách tối thiểu giữa các cây 12 – 15cm, lý tưởng nhất là 20cm. Đặc biệt, thùng xốp phải có lỗ thoát nước tốt.

Bước 2: Gieo hạt

cách trồng dâu tây trong thùng xốp

  • Ngâm hạt giống dâu tây khoảng 10 phút trong nước lạnh, sau đó để ráo nước từ 15 – 30 phút, 
  • Trộn đất cho thật tơi chú ý độ ẩm, gieo hạt giống thật điều tay.
  • Mỗi ngày tưới một lần vào buổi sáng, chú ý độ ẩm vừa và đặc biệt không tưới vào buổi tối sẽ rất dễ gây thối hạt.
  • Sau khi gieo hạt khoảng 3 tuần là hạt nảy mầm.Trong vài ngày đầu không nên bón phân hoặc di chuyển chậu, chỉ tưới nước bình thường, khi cây phát triển khoảng 3 – 4cm thì lúc này hãy bón một ít phân.

Bước 3: Trồng cây

  • Khi dâu tây phát triển thành cây non thì chúng ta sẽ tiến hành tách chúng ra mỗi cây trong thùng cách nhau 20cm chú ý không làm đứt rễ non hoặc làm tổn thương đoạn sát rể.
  • Khi trồng lưu ý không vùi cây quá sâu sẽ gây thối rễ, không trồng cây quá cao lộ rễ sẽ gây bệnh cho cây.
  • Sau khi trồng xong có thể phủ một lớp rơm lên bề mặt để giữ ẩm cho đất cũng như ngăn côn trùng gây hại.

Bước 4: Chăm sóc

cách trồng dâu tây trong thùng xốp

Dâu tây là loại cây ưa ẩm nền chỉ cần nắng một buổi trong ngày là đủ. Để cây phát triển tốt nhất, bạn nên trồng ở nơi chỉ có nắng trực tiếp vào nửa ngày. Vì thế cần tránh để dâu tây tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp nguyên cả ngày. Tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày vào sáng và chiều khi hết nắng. Không tưới buổi trưa khi trời đang nắng.

Lưu ý: Khi tưới nước tưới đều ẩm đất, sử dụng các nguồn nước sạch để tưới cho cây nhằm tránh sâu bệnh, tránh tưới nhiều nước đất úng làm chết cây.

Bước 5: Thu hoạch

  • Ở giai đoạn này, bạn nên thường xuyên tỉa những lá và trái có sâu bệnh, thiếu nắng hay dị dạng để đảm bảo quả lớn đều.
  • Nên thu hoạch dâu tây vào lúc nắng nhẹ như vào buổi sáng hoặc xế chiều để giữ cho trái được tưới.
  • Không nên dùng dao kéo hay mong tay để hái trái, dùng ngón tay bấm nhẹ vào cuống dâu là được.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về cách trồng dâu tây trong thùng xốp. Nó vừa đơn giản, dễ làm vừa mang lại không gian lý tưởng cho sân vườn của bạn. Đặc biệt là bạn sẽ được thưởng thức những quả dâu tây đỏ mọng, thơm lừng, nhiều dưỡng chất và rất an toàn do chính tay mình tạo ra. Chúc các bạn thành công!

Hướng dẫn cách trồng cây đu đủ trong chậu

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỗi chúng ta đều muốn dành cho mình những không gian thư giãn sau những ngày giờ làm việc căng thẳng. Và đa số người chọn cho mình một không gian xanh với nhiều cây cối làm nơi “giải trí”. Và hình thức trồng cây trong chậu, trong thùng xốp bắt đầu được thực hiện và thu lại được nhiều sự tích cực để giải quyết vấn đề muốn trồng cây nhưng diện tích đất hạn chế. Trong số các loại cây được trồng trong chậu thì cây đu đủ trở nên phổ biến bởi sự dễ dàng trong cách trồng và còn thu lại được giá trị từ quả của cây. Qua bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc cách trồng cây đu đủ trong chậu, để bạn có thêm nhiều sự lựa chọn cho không gian vườn của mình.  

Sơ nét về cây đu đủ

CÁCH TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ TRONG CHẬU

Cây đu đủ hiện đang là loại cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được ưa chuộng trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Với khả năng thích ứng cao với môi trường, cũng như những thành phần dinh dưỡng có trong trái đu đủ rất dồi giàu nên khiến loại cây này được trồng nhiều trong sân vườn của mỗi người dân Việt Nam.

Quả của cây đu đủ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là chất Beta-carotene giúp tổng hợp nên Vitamin A, có tác dụng ngăn ngừa một số căn bệnh liên quan đến ung thư và rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Cách trồng cây đu đủ trong chậu

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cần thiết

CÁCH TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ TRONG CHẬU

Chậu cây

Bạn nên chọn loại chậu to nhưng nên phù hợp với không gian dự tính đặt cây đu đủ của mình. Bạn có thể tham khảo cỡ chậu có đường kính tầm 60cm, cao tầm 45 cm, với kích thước chậu cỡ này sẽ giúp cây đu đủ sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, dưới đáy chậu phải có lỗ để giúp cây thoát nước tốt hơn.

Đất trồng

Tùy vào từng khu vực địa phương, tập quán trồng trọt và cả sở thích mà mỗi người có một “công thức” tạo đất trồng khác nhau. Các bạn có thể tham khảo việc trộn đất thịt với các loại hỗn hợp giàu chất hữu cơ khác như: tro, trấu, phân gà, phân bò, xơ dừa,…để cho ra loại đất trồng giàu dinh dưỡng cho cây đu đủ. Nếu có thời gian, bạn có thể ủ đất từ 10 – 15 ngày trước khi trồng sẽ giúp đất xốp và chất lượng hơn.

Giống cây

CÁCH TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ TRONG CHẬU

Nếu bạn mua hạt để bắt đầu ươm trồng thì cần lưu ý chọn mua hạt giống ở các cửa hàng giống cây uy tín, hạt giống cây đu đủ có màu đen khi thả vào nước thì nó sẽ chìm, lúc đó những hạt này mới đảm bảo phát triển thành cây trong quá trình ươn.

Còn nếu bạn bắt đầu với việc trồng từ cây giống thì nên chọn cây với rễ dày dạng chùm, màu lá xanh đậm, gốc to hơn ngọn, dáng hơi nghiêng, cao tầm 15 – 20 cm thì đây là dáng cây đu đủ có tỉ lệ sinh trưởng tốt.

Bước 2: Tiến hành trồng cây đu đủ trong chậu

Sau công đoạn chuẩn bị các vật dụng cần thiết, bạn tiến hành cách trồng cây đu đủ trong chậu thông qua việc phủ một lớp đất vào trong chậu cây, tầm 1/3 chậu.

Sau đó cho cây giống đã được ươm từ hạt hoặc cây giống mua trực tiếp ngoài cửa hàng cho vào chậu, lưu ý nên cố gắng giữ cho bầu cây được trọn vẹn khi cho cây vào chậu.

CÁCH TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ TRONG CHẬU

Tiếp theo cho phần đất trồng vào xung quanh cây giống và phủ đầy không gian chậu, cố gắng cho đất vào cùng với việc giúp giữ cho cây ở vị trí cố định, nhưng đừng nên nén đất quá chật vì nó thể sẽ làm cho cây bị bí trong quá trình tưới nước.

Cuối cùng, tưới một lượng nước vừa đủ vào chậu khi cây đu đủ đã được cố định, để đất được tơi xốp và giúp cây tiếp nước làm quen với môi trường đất mới.

Bước 3: Chăm sóc và thu hoạch

Sau khi thực hiện cách trồng cây đu đủ trong chậu, thì giai đoạn chăm sóc cây cùng cần được quan tâm, Nên cố gắng che chắn bóng râm tốt cho cây khi thời tiết nắng gay gắt, cũng như gia cố vị trí cho cây khi gặp phải mưa lớn. Bón phân vi sinh định kỳ tầm 15 ngày một lần để giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.  

CÁCH TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ TRONG CHẬU

Tùy vào giống cây, sau 5 – 6 tháng cây đu đủ sẽ cho ra hoa, lúc này các bạn có thể mua thêm các loại phân bổ trợ như kali, lân, phân hữu cơ vi sinh,.. để cung cấp thêm dưỡng chất giúp cây phát triển tốt nhất. Tầm 9 tháng là cây đu đủ sẽ cho ra trái và bạn có thể tiến hành thu hoạch, tận hưởng thành quả lao động của mình.  

Một số lưu ý khi trồng cây đu đủ trong chậu

Cây đu đủ là loại cây ưa nước nhưng rất dễ bị úng. Nên bạn phải lưu ý lượng nước tưới phù hợp và thường xuyên kiểm tra tình trạng thoát nước của cây trong chậu.

Là loại cây dạng rễ chùm, rễ đâm ngang nhiều, không sâu, nên cần gia cố cây cho vững chắc, hoặc đặt cây ở vị trí hạn chế gió. Vì vậy việc sắp xếp vị trí đặt cây cũng cần lưu ý.

Cây đu đủ cũng dễ mắc các mầm sâu bệnh như rệp sáp, nhện đỏ, xoăn lá,..nên việc phát hiện sớm và kịp thời các mầm bệnh sẽ giúp bạn bảo vệ cây tốt hơn.

Trên đây là những nội dung xoay quanh cách trồng cây đu đủ trong chậu, với các nội dung khái quát này, rất mong sẽ giúp các bạn có được những chậu cây đu đủ thật chất lượng để thu về được nhiều niềm vui cho bản thân và gia đình.