Thiết kế nhà diện tích nhỏ 4×10 hợp lý, khoa học 

Với diện tích đất khá hẹp và điều kiện kinh tế còn khiêm tốn bạn có tin mình vẫn có thể sở hữu một căn nhà đẹp, đầy đủ tiện nghi không? Sau đây sẽ là một số lựa chọn thiết kế nhà diện tích nhỏ 4×10 lý tưởng cho bạn rất dễ xây dựng và tối đa hóa diện tích sử dụng thích hợp cho cặp vợ chồng trẻ hoặc những người có nguồn thu thập thấp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phương pháp thiết kế này kỹ hơn nhé!

thiết kế nhà diện tích nhỏ 4x10

Nguyên tắc khi xây dựng, thiết kế nhà diện tích nhỏ 4×10

Thiết kế nhà diện tích nhỏ 4×10 (40m2) sao cho đẹp và hợp lý là một bài toán không hề đơn giản cho các kiến trúc sư khi phải cân bằng giữa cả yếu tố thoáng mát và tiện nghi. Với diện tích không gian khá khiêm tốn khoảng 40m2, trong đó mặt tiền 4m và chiều sâu là 10m đòi hỏi người thiết kế phải có những phương án tối ưu và khoa học nhất để có thể xây dựng căn nhà trên quỹ đất xây dựng hạn hẹp.

thiết kế nhà diện tích nhỏ 4x10

Lựa chọn những gam màu sáng làm chủ đạo

Sử dụng gam màu sáng hay trung tính cho màu sơn của căn nhà và toàn bộ độ trang trí nội thất bên trong. Nếu sử dụng màu tối sẽ khiến không gian nhìn rất chật chội, tạo cảm giác nặng nề cho người xem, do đó màu tối chỉ nên sử dụng cho những căn nhà có diện tích rộng hay biệt thự lớn. Nếu biết kết hợp những gam màu sáng như trắng, xám,.. sẽ khiến không gian thoáng đãng, tạo cảm giác rộng ra rất nhiều.

Ưu tiên lựa chọn sử dụng đồ nội thất đơn giản 

Khi thiết kế nhà diện tích nhỏ 4×10 thì bạn nên ưu tiên sử dụng đồ nội thất có kiểu dáng đơn giản nhất, tránh như chi tiết hoa văn cầu kỳ. Bởi khi sử dụng họa tiết cầu kỳ sẽ gây rối mắt nhìn của người xem, tạo cảm giác chật chội, bí bách cho căn phòng. Chính vì vậy thay vào đó ta nên lựa chọn vật dụng có kiểu dáng đơn giản, đem lại vẻ đẹp hiện đại, lịch lãm mà không gian cũng có cảm giác rộng rãi hơn.

Tận dụng tối ưu những vách tường của căn nhà

thiết kế nhà diện tích nhỏ 4x10

Do diện tích bị giới hạn nên chúng ta không thể bày trí quá nhiều đồ đạc như tủ, kệ bên trong ngôi nhà bởi chúng chiếm quá nhiều diện tích gây cản trở lối đi. Chính vì đó, việc tận dụng những bức tường để đóng tủ, kệ..hay thiết kế chèn đồ vật vào những khoảng trống như một chiếc kệ sách trên bàn làm việc… sẽ khiến chúng ta tối đa hóa diện tích sử dụng một cách đáng kể.

Thiết kế đụng trần

Đối với một số đồ đạc nội thất có kích thước lớn như tủ quần áo thì bạn nên sử dụng các mẫu có thiết kế đụng trần, dạng tủ âm tường để giúp không gian chứa đồ được rộng hơn. Bạn có thể yêu cầu xây trần cao hơn trong quá trình thi công căn nhà để đóng được nhiều tủ kệ đựng đồ hơn.

Thiết kế nhà diện tích nhỏ 4×10 đẹp và đầy đủ tiện nghi

Thiết kế mặt bằng tầng 1

thiết kế nhà diện tích nhỏ 4x10

Khi thiết kế mặt bằng cho tầng 1 ta nên kết hợp phòng khách cùng nhà bếp với nhau để tiết kiệm diện tích. Đây không chỉ là một giải pháp tuyệt vời cho nhà mặt phố có diện tích nhỏ mà còn được nhiều căn hộ chung cư áp dụng do khả năng tối ưu diện tích sử dụng và những thuận tiện cho sinh hoạt của gia đình. Tuy nhiên có mặt hạn chế là khi nấu ăn sẽ khiến mùi đồ ăn ám vào phòng khách của căn nhà; cách khắc phục là bạn nên thiết kế thêm cửa thông gió và máy hút mùi để hạn chế vấn đề này. Nhà vệ sinh có thể ở tầng 1 hay các tầng phía trên tùy theo yêu cầu của bạn, cầu thang đi lên nên đặt sát ở góc nhà. Bạn có thể sử dụng cầu thang dạng xoắn ốc hay gấp khúc để tiết kiệm diện tích và nhìn tổng thể căn nhà sẽ rộng ra rất nhiều.

Thiết kế mặt bằng tầng trên

thiết kế nhà diện tích nhỏ 4x10

Phòng ngủ của gia đình sẽ được thiết kế trên tầng 2 hoặc 3; nếu nhà đông thì có thể xây thêm tầng 4 và trên cùng là tầng thượng. Xây dựng thêm nhà vệ sinh giữa 2 phòng ngủ tạo sự thuận tiện cho mọi thành viên trong nhà. Nếu nhà ít người chỉ cần 3 phòng ngủ là đủ, còn lại có thể tận dụng làm nơi chứa đồ, phòng thờ… Nếu có tầng 3 ta có thể tận dụng một nửa diện tích để xây phòng ngủ, một nửa là sân thượng.

Thiết kế kết hợp gác lửng cho căn nhà

thiết kế nhà diện tích nhỏ 4x10

Một số căn nhà có tầng 1 cao có thể thiết kế thêm gác lửng để bố trí thêm phòng. Có thể sử dụng gác lửng để làm phòng ngủ hay phòng thờ, phòng làm việc….tùy mục đích sử dụng. Lưu ý chiều cao từ gác lửng đến trần nhà không được dưới 2m và trên 3m để tránh gây ra những sự bất tiện khi di chuyển trong nhà. Chiều cao tối ưu nhất là khoảng từ 2,5m – 2,8m.

Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã có thể thiết kế nhà diện tích nhỏ 4×10 cho riêng mình. Chúc các bạn hoàn thiện thành công căn nhà của mình!

Những mẫu nhà cấp 4 gác lửng mái tôn được ưa chuộng nhất

Hiện nay, xu hướng giới trẻ xây dựng nhà cấp 4 gác lửng mái tôn hiện đại đang được nhiều gia đình yêu thích. Mẫu nhà này phù hợp với những gia đình có diện tích đất khiêm tốn, nguồn kinh phí vừa phải mà vẫn đảm bảo các chức năng sử dụng cũng như độ bền, đẹp của nhà. Dưới đây là một số mẫu thịnh hành về nhà cấp 4 gác lửng mái tôn đẹp và một số chú ý khi xây dựng mà chúng ta có thể tham khảo .

Khái niệm về gác lửng 

nhà cấp 4 gác lửng mái tôn

Gác lửng hay tầng lửng còn được mọi người thường gọi là gác xép. Đây là một trong những kiến trúc nhà phổ biến nhất hiện nay. Gác lửng là tầng trung gian nằm giữa các tầng của ngôi nhà, nó không được tính là một tầng riêng.

Những ngôi nhà được thiết kế tầng lửng nhằm mục đích tăng diện tích sử dụng của ngôi nhà mà không thay đổi chiều cao. Do đó, nó phù hợp với các mẫu nhà cấp 4 hiện đại có diện tích không quá lý tưởng.

Những mẫu nhà cấp 4 gác lửng mái tôn phổ biến

Mẫu nhà cấp 4 gác lửng mái tôn 4x12m

nhà cấp 4 gác lửng mái tôn

Mẫu nhà cấp 4 gác lửng này được thiết kế theo phong cách thời thượng tối giản với mái tôn bằng vô cùng tiết kiệm và ấn tượng. Thiết kế gác lửng như vậy giúp cho chủ nhà tiết kiệm tối đa không gian mà vẫn đảm bảo công năng sử dụng và sinh hoạt cho cả gia đình.

Mẫu nhà cấp 4 gác lửng này mang đến sự hiện đại tinh tế nhờ thiết kế khuôn viên xanh, thoáng đãng. Hiện nay, nhà cấp 4 gác lửng 4x12m phù hợp với không gian sống cả thành thị và nông thôn, đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ có mức tài chính vừa phải.

Mẫu nhà cấp 4 gác lửng mái tôn 5x20m

nhà cấp 4 gác lửng mái tôn

Với diện tích đất 5x20m, thiết kế nhà cấp 4 gác lửng theo kiến trúc mái bằng cùng hình khối vuông hiện đại tạo nên vẻ tươi mới và sinh động cho không gian sống.

Gam màu trắng làm chủ đạo với điểm nhấn gam tối màu như cầu thang đen, hay đồng hồ treo tường,….tạo nên sự cân đối và hài hòa cho ngôi nhà.

Khuôn viên vườn xanh tươi mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn cho gia chủ. Hiện nay thiết kế nhà cấp 4 gác lửng rất được yêu thích tại khu vực thành thị.

Mẫu nhà cấp 4 gác lửng này có thiết kế khá đơn giản tao nhã nhưng hài hòa, đem lại cảm giác thoải mái, tự nhiên nhất.

Mẫu nhà cấp 4 gác lửng mái tôn 7x17m

nhà cấp 4 gác lửng mái tôn

Mẫu nhà cấp 4 gác lửng mái tôn này có diện tích khá thông thoáng với mặt tiền 7m. Kiến trúc mái chữ A hiện đại cùng chất liệu tôn giả ngói mang lại sự thời thượng, cuốn hút cho ngôi nhà.

Diện tích nhà khá rộng, thiết kế nhà cấp 4 gác lửng mái tôn 7x17m này phù hợp với những gia đình có đông người. Phần gạch lát khá ấn tượng, làm nổi bật tổng lên thể ngôi nhà.

Với kiến trúc mái chữ A độc đáo cùng chất liệu tôn giả ngói bắt mắt mang lại sự mới mẻ và cuốn hút cho ngôi nhà của bạn. Không gian sống rộng rãi, tiện nghi đầy đủ đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của gia đình bạn.

Mẫu nhà cấp 4 gác lửng mái tôn phong cách châu Âu

nhà cấp 4 gác lửng mái tôn

Thiết kế nhà cấp 4 gác lửng theo phong cách châu Âu với phần mái nhà và dáng mái dốc cùng chất liệu tôn giả ngói màu ghi xám hài hoà với sơn tường trắng tạo nên khung cảnh bắt mắt cho ngôi nhà.

Sự đối lập giữa gam màu trắng của tường nhà cùng màu ghi của mái tôn giả ngói kết hợp hài hoà mang lại sự sang trọng, thời thượng cho mẫu nhà cấp 4 gác lửng của gia đình.

Với phong cách châu Âu hiện đại, ngôi nhà cấp 4 gác lửng này đem đến sự sang trọng và ấn tượng rất phù hợp với gia đình thuộc khu vực thành thị.

Một số sai lầm khi thiết kế nhà cấp 4 gác lửng mái tôn

Gác xép có độ dốc quá lớn

Khi xây dựng gác xép của nhà cấp 4 gác lửng, mái nhà sẽ thấp hơn bình thư do đó không khí trong phòng lưu thông khó hơn. Nếu gác lửng làm quá dốc sẽ khiến không khí trong phòng nhanh chóng bị thoát ra ngoài. Do đó, bạn phải thiết kế gác lửng ngôi nhà độ dốc phù hợp để có thể tụ khí tốt và có  tính thẩm mỹ cao.

nhà cấp 4 gác lửng mái tôn

Không thiết kế cửa sổ ở gác lửng

Không thiết kế cửa sổ ở gác lửng cho ngôi nhà là sai lầm thường xuyên gặp phải của nhiều mẫu nhà cấp 4 gác lửng mái tôn. Thông thường thì gác lửng có diện tích khá nhỏ do đó để không gian trông thông thoáng hơn bạn nên bố trí thêm cửa sổ ở gác.

Bố trí cầu thang thẳng để có thể kết nối với tầng lửng

Cầu thang không chỉ đóng vai trò kết nối di chuyển lên xuống mà nó còn vận chuyển khí vận trong nhà. Tuy nhiên, cầu thang cho gác lửng thì bạn nên chọn cầu thang kiểu xoắn ốc, tránh loại cầu thang thẳng để tránh ảnh hưởng để tài khí trong nhà.

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn một số thông tin cơ bản và cần thiết về các mẫu nhà cấp 4 gác lửng mái tôn phổ biến cũng như một số lưu ý khi xây dựng nhà cấp 4 mái lửng hiện đại này. Hi vọng qua những chia sẻ hữu ích trên các bạn sẽ có thêm thật nhiều ý tưởng mới lạ để xây dựng cho không gian sống của mình thêm độc đáo nhé.

Những điều cần lưu ý khi thiết kế bản vẽ nhà trọ có gác lửng 

Dịch vụ cho thuê nhà trọ đang phát triển mạnh, bạn có nhu cầu xây nhà trọ gác lửng để cho thuê. Tuy nhiên, bạn đang băn khoăn không biết thiết kế bản vẽ như thế nào cho hợp lý và đẹp nhất. Hãy cùng lưu ý đến những điều được chia sẻ sau đây để có một bản vẽ nhà trọ có gác lửng đẹp nhất, phù hợp nhất nhé!

Ưu điểm của nhà trọ có gác lửng

bản vẽ nhà trọ có gác lửng

Nhà trọ có gác lửng được đại đa số người lựa chọn kể cả chủ nhà cho thuê lẫn người thuê trọ bởi những tiện ích của nó. Trước hết với chủ nhà trọ thì lựa chọn thiết kế căn nhà trọ có gác lửng vừa đỡ tốn diện tích vừa đáp ứng được nhu cầu của người thuê trọ. Trong một diện tích đất tương đối khiêm tốn thì việc lựa chọn kiểu nhà trọ có gác lửng sẽ khiến cho việc thiết kế nhà trọ được thuận tiện hơn mang lại lợi nhuận cao hơn cho chủ nhà trọ.

Còn với người thuê trọ thì nhà trọ có gác lửng là lựa chọn tốt vì nó sở hữu những ưu điểm sau: trong một không gian nhỏ của nhà trọ có thể chia ra làm nhiều không gian sinh hoạt khác nhau đạt được độ tách biệt tương đối cho sinh hoạt của gia đình. Trong đó, các gia đình có thể chia không gian thành những khu vực như bếp, khu vực để đồ dùng, khu vực ngủ, nghỉ…tạo được một sự thoải mái nhất định.

bản vẽ nhà trọ có gác lửng

Thông thường nhà trọ có gác lửng chỉ áp dụng với những phòng trọ có diện tích từ 16m2 đến khoảng 20mđể tận dụng tối đa diện tích và giúp không gian trở nên rộng hơn. 

Chính từ những ưu điểm đó mà khi muốn xây dựng nhà trọ cho thuê người ta thường chăm chút kỹ lưỡng cho việc tìm một bản vẽ nhà trọ có gác lửng vừa đẹp vừa tiết kiệm chi phí. 

Những điều cần lưu ý khi thiết kế bản vẽ nhà trọ có gác lửng cấp 4

Khi xây dựng bất kỳ công trình nhà ở hoặc công trình dân dụng nào thì bản vẽ thiết kế là bước quan trọng nhất. Bạn muốn xây dựng căn nhà trọ cấp 4 vừa đẹp mắt vừa hút khách thì khi thiết kế bản vẽ nhà trọ có gác lửng bạn cần quan tâm những điều sau: 

Thứ nhất, bản vẽ nhà trọ có gác lửng thông thường sẽ giống nhau cho cùng một dãy nhiều phòng. Cách bố trí các không gian chức năng từng căn nhà trọ cơ bản là giống nhau như: khu vực ngủ nghỉ, khu vực nấu ăn, nhà vệ sinh, khu vực sinh hoạt chung… đều tương tự nhau nhằm mục đích để tiết kiệm tối đa chi phí.

bản vẽ nhà trọ có gác lửng

Thứ hai, nếu diện tích đất của bạn lớn bạn có thể thiết kế khu nhà trọ của mình thành 2 dãy hoặc nhiều dãy khác nhau tùy ý. Tuy nhiên, bạn cần chú ý khoảng cách giữa các dãy nhà trọ là đủ rộng để đảm bảo cho việc thoát nạn khi có sự cố cháy nổ chẳng hạn.

Ngoài ra, việc thiết kế một khoảng không gian rộng giữa các dãy nhà trọ sẽ tạo cảm giác thoáng mát, thoải mái, thu hút người đến thuê trọ hơn. Đừng tính toán quá chi ly cho việc tiết kiệm không gian mà thiết kế một bản vẽ với không gian hở giữa các dãy nhà trọ quá hẹp bạn nhé.

Thứ ba, vì là nhà trọ nên không gian riêng tư rất khó đảm bảo. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách thiết kế tường dày một chút để tạo ra một độ cách âm nhất định giữa các căn phòng trọ. 

Thứ tư, cửa chính và cửa sổ của căn nhà trọ phải đảm bảo được thiết kế chắc chắn để người thuê trọ có thể yên tâm khi để những tài sản giá trị bên trong.

Thứ năm, bên trong căn nhà trọ tùy theo diện tích mà bạn có thể thiết kế, bố trí các khoảng không gian hợp lý nhằm tạo ra một sự rộng rãi, thoáng mát nhất có thể. Điều đặc biệt cần chú ý ở đây đó chính là việc bố trí cầu thang dẫn lên gác lửng sao cho hợp lý. Khi thiết kế không nên bố trí cầu thang ở vị trí giữa căn phòng mà hãy bố trí lệch hẳn về một phía để tránh chiếm quá nhiều không gian của căn phòng. 

bản vẽ nhà trọ có gác lửng

Thứ sáu, độ cao của gác lửng phải phù hợp để đảm bảo rằng khi bạn sinh hoạt trên gác lửng sẽ không có cảm ngột ngạt, bởi thông thường các hộ gia đình thường dùng gác lửng để làm không gian ngủ nghỉ.

Thứ bảy, hãy tận dụng tối đa khoảng không gian trống để tạo nơi thông gió hoặc nơi giặt giũ, phơi quần áo…

Tìm bản vẽ nhà trọ có gác lửng ở đâu?

Nếu như bạn có một chút hiểu biết về xây dựng thì bạn hoàn toàn có thể lên mạng để tìm một số mẫu thiết kế bản vẽ nhà trọ có gác lửng đẹp sau đó đưa cho các nhà thầu để họ xây dựng theo mẫu mà bạn chọn.

bản vẽ nhà trọ có gác lửng

Nếu như bạn muốn một mẫu thiết kế riêng biệt cho căn nhà trọ của mình thì bạn có thể tìm đến các nhà thầu xây dựng họ sẽ tư vấn cho bạn một bản vẽ phù hợp với địa thế, không gian khu đất nhà bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự trình bày ý tưởng của mình để họ tạo ra một bản vẽ phù hợp nhất cho bạn.

Kinh doanh nhà trọ đang là xu hướng tất yếu và được rất nhiều người thực hiện. Với bản vẽ nhà trọ có gác lửng phù hợp sẽ tạo ra cho căn nhà trọ của bạn một không gian ở lý tưởng, hút khách. Vì vậy hãy chọn cho mình một bản vẽ phù hợp nhất nhé!

Cùng tìm hiểu về cấu tạo mái bê tông dán ngói 

Xây dựng nhà dân dụng với mái bê tông dán ngói là hình thức xây dựng ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều chủ sở hữu nhà tại Việt Nam lựa chọn tiến hành thực hiện. Để hiểu hơn về hình thức xây dựng, cũng như cấu tạo mái bê tông dán ngói, mời bạn đọc tham khảo nội dung sau đây. 

cấu tạo mái bê tông dán ngói

Ngày nay với sự tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ, cũng như những xu hướng phát triển ngày càng được các nước trên thế giới “truyền tay” và tiếp thu lẫn nhau thì ngành xây dựng nổi lên như một ngành “hot” với vị trí quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. 

Mái bê tông dán ngói là gì?

Mái bê tông dán ngói là một hình thức xây dựng mái phổ biến hiện nay, có phần hiện đại hơn so với các cách thức truyền thống như chọn ngói vì kèo hay tôn lạnh. Với hình thức xây dựng gần giống như cấu tạo của sàn phẳng, khi mái nhà được tiến hành đổ bê tông cốt thép toàn khối, sao cho độ nghiêng của khối bê tông tương ứng với độ nghiên của mái nhà theo đúng kỹ thuật xây dựng. Sau đó tiến hành dán ngói lên mái khi tận dụng sự kết dính từ khối bê tông được đổ lên mái trước đó. 

Cấu tạo của mái bê tông dán ngói

cấu tạo mái bê tông dán ngói

Cấu tạo mái bê tông dán ngói tương tự nhưng có những sự thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với hình thức mái nhà. Do đó cấu tạo mái bê tông dán ngói sẽ bao gồm 6 lớp:

  • Lớp 1 là trần bê tông: Đối với loại mái bê tông tốt nhất nên dùng bê tông mác 200, trong yêu cầu kỹ thuật kết cấu mái bê tông nếu dùng đến mác 300 thì có khả năng nứt vỡ dưới khí hậu nóng ẩm càng lớn hay nói cách khác mác càng cao càng không đảm bảo yếu tố an toàn cho mái bê tông và ngược lại.
  • Lớp 2  là vữa xi măng chống thấm giúp hạn chế tối đa khả năng thấm ẩm
  • Lớp 3 gachmat chống nóng
  • Lớp 4 lưới gia cường giúp chống thấm cho mái nhà
  • Lớp 5 là xi măng chuyên dụng dùng có chất kết kính
  • Lớp 6 là Ngói dán mái bê tông có thể là ngói màu dạng sóng, có thể là các tấm ngói giả, tùy thuộc vào chi phí của mỗi người và đặc tính để lựa chọn cho phù hợp 

Cách thức thi công mái bê tông dán ngói

cấu tạo mái bê tông dán ngói

Để tiến hành thi công hình thức mái bê tông dán ngói, các hoạt động thi công xây dựng cần phải có quy trình, cũng như sự đồng bộ cao để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho phần mái nhà. Trên thực tế, tùy theo yêu cầu kỹ thuật và mong muốn của chủ nhà mà đội ngũ xây dựng tiến hành các bước thi công mái bê tông dán ngói, nhưng nhìn chung sẽ bao gồm các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Định hình mái

Tiến hành đóng cốt pha cho hệ mái theo như thiết kế định sẵn, với mục đích cố định, giúp hỗ trợ định hình được phần bê tông của mái sau khi đổ chắn chắn hơn. Sau đó là tiến hình thi công kết cấu sắt thép theo hình dạng mái. 

Bước 2: Trộn, đầm bê tông và tiến hành đổ bê tông cho mái 

Đây là bước cực kì quan trọng trong quá trình thi công mái bê tông dán ngói. Trộn bê tông mác 200 theo đúng tỷ lệ đã quy định về nước, cát vàng và đá 1x2cm. Việc đầm bê tông sẽ giúp kết cấu bê tông của mái thêm phần cứng cáp, hạn chế tối đa các khoảng hở với phần cốt thép định hình. Đồng thời, điều này cũng giúp đảm bảo được khả năng chịu thấm và độ bền của bê tông.

cấu tạo mái bê tông dán ngói

Bước 3: Kiểm tra tính ổn định và bảo dưỡng mái

Đây được xem là thao tác diễn ra song song và sau khi tiến hành bê tông hóa mái nhà, thông qua công đoạn này giúp cho phần mái thêm sự chắc chắn và ổn định hơn với việc rà soát các kết cấu và thiết lập các lớp gachmat, lưới gia cường,…Việc bảo dưỡng này sẽ giúp bề mặt mái bê tông đảm bảo chất lượng để tiến hành dán ngói.

Bước 4: Dán ngói lên bề mặt mái bê tông

Đây là công đoạn cuối cùng để tiến đến việc hoàn thành mái bê tông dán ngói. Dù vậy, công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao, để giúp mái nhà vừa có tính thẩm mĩ, lại vừa đảm bảo khả năng che chắn, chống thấm tốt.

Ưu và nhược điểm của mái bê tông dán ngói

Bất kì hoạt động lao động nào trong cuộc sống, đều tồn tại khía cạnh ưu điểm và nhược điểm. Trong hình thức xây dựng cũng vậy, việc mái bê tông dán ngói cũng chứa đựng hai khía cạnh như vừa nêu, bạn đọc có thể tham khảo như sau:

cấu tạo mái bê tông dán ngói

Ưu điểm:

  • Khả năng chống nóng, chống thấm, chống tiếng ồn tốt.
  • Giúp mái nhà trở nên chắc chắn và bền vững sau thời gian sử dụng lâu dài hoặc gặp mưa bão.
  • Giúp cho khoảng không áp mái luôn sạch sẽ, hạn chế được bị bẩn.

Nhược điểm:

  • Giá thành thi công cao do tốn nhiều nguyên vật liệu và công sức.
  • Thời gian thi công kéo dài do yêu cầu kỹ thuật cao. 
  • Nếu xử lý các bước thi công không đúng kỹ thuật có thể khiến mái bị thấm hoặc nứt, trở nên khó xử lý.

Trong quá trình hoàn thiện một căn nhà, phần mái nhà được xem là một giai đoạn cần phải đặc biệt quan tâm, bởi lẽ, mái nhà được xem như một bộ phận quan trọng của ngôi nhà giúp ngăn cách những yếu tố bất lợi của môi trường bên ngoài với con người bên trong. Hi vọng với bài viết và các nội dung vừa nếu, phần nào sẽ giúp các anh/chị hiểu hơn về hình thức thi công, cũng như cấu tạo mái bê tông dán ngói, để qua đó có những sự lựa chọn phù hợp cho “tổ ấm” của mình.