Xây dựng nhà dân dụng với mái bê tông dán ngói là hình thức xây dựng ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều chủ sở hữu nhà tại Việt Nam lựa chọn tiến hành thực hiện. Để hiểu hơn về hình thức xây dựng, cũng như cấu tạo mái bê tông dán ngói, mời bạn đọc tham khảo nội dung sau đây.
Ngày nay với sự tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ, cũng như những xu hướng phát triển ngày càng được các nước trên thế giới “truyền tay” và tiếp thu lẫn nhau thì ngành xây dựng nổi lên như một ngành “hot” với vị trí quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
NỘI DUNG CHÍNH
Mái bê tông dán ngói là gì?
Mái bê tông dán ngói là một hình thức xây dựng mái phổ biến hiện nay, có phần hiện đại hơn so với các cách thức truyền thống như chọn ngói vì kèo hay tôn lạnh. Với hình thức xây dựng gần giống như cấu tạo của sàn phẳng, khi mái nhà được tiến hành đổ bê tông cốt thép toàn khối, sao cho độ nghiêng của khối bê tông tương ứng với độ nghiên của mái nhà theo đúng kỹ thuật xây dựng. Sau đó tiến hành dán ngói lên mái khi tận dụng sự kết dính từ khối bê tông được đổ lên mái trước đó.
Cấu tạo của mái bê tông dán ngói
Cấu tạo mái bê tông dán ngói tương tự nhưng có những sự thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với hình thức mái nhà. Do đó cấu tạo mái bê tông dán ngói sẽ bao gồm 6 lớp:
- Lớp 1 là trần bê tông: Đối với loại mái bê tông tốt nhất nên dùng bê tông mác 200, trong yêu cầu kỹ thuật kết cấu mái bê tông nếu dùng đến mác 300 thì có khả năng nứt vỡ dưới khí hậu nóng ẩm càng lớn hay nói cách khác mác càng cao càng không đảm bảo yếu tố an toàn cho mái bê tông và ngược lại.
- Lớp 2 là vữa xi măng chống thấm giúp hạn chế tối đa khả năng thấm ẩm
- Lớp 3 gachmat chống nóng
- Lớp 4 lưới gia cường giúp chống thấm cho mái nhà
- Lớp 5 là xi măng chuyên dụng dùng có chất kết kính
- Lớp 6 là Ngói dán mái bê tông có thể là ngói màu dạng sóng, có thể là các tấm ngói giả, tùy thuộc vào chi phí của mỗi người và đặc tính để lựa chọn cho phù hợp
Cách thức thi công mái bê tông dán ngói
Để tiến hành thi công hình thức mái bê tông dán ngói, các hoạt động thi công xây dựng cần phải có quy trình, cũng như sự đồng bộ cao để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho phần mái nhà. Trên thực tế, tùy theo yêu cầu kỹ thuật và mong muốn của chủ nhà mà đội ngũ xây dựng tiến hành các bước thi công mái bê tông dán ngói, nhưng nhìn chung sẽ bao gồm các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Định hình mái
Tiến hành đóng cốt pha cho hệ mái theo như thiết kế định sẵn, với mục đích cố định, giúp hỗ trợ định hình được phần bê tông của mái sau khi đổ chắn chắn hơn. Sau đó là tiến hình thi công kết cấu sắt thép theo hình dạng mái.
Bước 2: Trộn, đầm bê tông và tiến hành đổ bê tông cho mái
Đây là bước cực kì quan trọng trong quá trình thi công mái bê tông dán ngói. Trộn bê tông mác 200 theo đúng tỷ lệ đã quy định về nước, cát vàng và đá 1x2cm. Việc đầm bê tông sẽ giúp kết cấu bê tông của mái thêm phần cứng cáp, hạn chế tối đa các khoảng hở với phần cốt thép định hình. Đồng thời, điều này cũng giúp đảm bảo được khả năng chịu thấm và độ bền của bê tông.
Bước 3: Kiểm tra tính ổn định và bảo dưỡng mái
Đây được xem là thao tác diễn ra song song và sau khi tiến hành bê tông hóa mái nhà, thông qua công đoạn này giúp cho phần mái thêm sự chắc chắn và ổn định hơn với việc rà soát các kết cấu và thiết lập các lớp gachmat, lưới gia cường,…Việc bảo dưỡng này sẽ giúp bề mặt mái bê tông đảm bảo chất lượng để tiến hành dán ngói.
Bước 4: Dán ngói lên bề mặt mái bê tông
Đây là công đoạn cuối cùng để tiến đến việc hoàn thành mái bê tông dán ngói. Dù vậy, công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao, để giúp mái nhà vừa có tính thẩm mĩ, lại vừa đảm bảo khả năng che chắn, chống thấm tốt.
Ưu và nhược điểm của mái bê tông dán ngói
Bất kì hoạt động lao động nào trong cuộc sống, đều tồn tại khía cạnh ưu điểm và nhược điểm. Trong hình thức xây dựng cũng vậy, việc mái bê tông dán ngói cũng chứa đựng hai khía cạnh như vừa nêu, bạn đọc có thể tham khảo như sau:
Ưu điểm:
- Khả năng chống nóng, chống thấm, chống tiếng ồn tốt.
- Giúp mái nhà trở nên chắc chắn và bền vững sau thời gian sử dụng lâu dài hoặc gặp mưa bão.
- Giúp cho khoảng không áp mái luôn sạch sẽ, hạn chế được bị bẩn.
Nhược điểm:
- Giá thành thi công cao do tốn nhiều nguyên vật liệu và công sức.
- Thời gian thi công kéo dài do yêu cầu kỹ thuật cao.
- Nếu xử lý các bước thi công không đúng kỹ thuật có thể khiến mái bị thấm hoặc nứt, trở nên khó xử lý.
Trong quá trình hoàn thiện một căn nhà, phần mái nhà được xem là một giai đoạn cần phải đặc biệt quan tâm, bởi lẽ, mái nhà được xem như một bộ phận quan trọng của ngôi nhà giúp ngăn cách những yếu tố bất lợi của môi trường bên ngoài với con người bên trong. Hi vọng với bài viết và các nội dung vừa nếu, phần nào sẽ giúp các anh/chị hiểu hơn về hình thức thi công, cũng như cấu tạo mái bê tông dán ngói, để qua đó có những sự lựa chọn phù hợp cho “tổ ấm” của mình.